Ad Code

Responsive Advertisement

Tiêm phòng lao rồi có bị lây không?

Lao phổi là bệnh có khả năng lây nhiễm cao. Vì thế nhiều người dù đã tiêm phòng lao nhưng vẫn lo lắng không biết có bị lây nhiễm khi chăm sóc người bệnh không. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc tiêm phòng lao rồi có bị lây không, cùng tham khảo nhé!

Tiêm phòng lao phổi rồi có bị lây nhiễm không?

Lao phổi có lây không?

Lao phổi có thể lây từ người sang người qua đường hô hấp như hắt hơi, sổ mũi, khạc nhổ, ho, thậm chí nói chuyện.
Người khỏe mạnh không may hít phải những giọt chứa vi khuẩn trong dịch tiết vùng hầu họng, dịch đờm bay lơ lửng trong không khí và sẽ bị nhiễm bệnh.
Ngoài ra, vi khuẩn lao cũng có thể bị lây nhiễm nếu dùng chung bát đũa, đồ dùng sinh hoạt cá nhân hoặc thức ăn nhiễm khuẩn.

Vậy tiêm phòng lao rồi có bị lây không?

Do đó, tiêm phòng lao là biện pháp hữu hiệu. Việc tiêm vắc xin BCG phòng lao không có khả năng chống lại việc nhiễm khuẩn lao nhưng lại bảo vệ cơ thể khỏi bị chuyển từ nhiễm khuẩn thành lao khá cao, lên đến 70%. Đồng thời bảo vệ cơ thể khỏi những dạng biến chứng lao nguy hiểm lên đến 100%. Các biến chứng lao nguy hiểm như lao xương, lao phổi nặng, lao màng não, lao khớp.
Tiêm phòng lao rồi có bị lây không còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của người bệnh.
Nếu hệ thống miễn dịch kém và tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh lao phổi trong thời gian dài mà không có biện pháp phòng ngừa thì hoàn toàn có thể bị lây nhiễm. Nhưng mức độ bệnh nhẹ và việc điều trị không gặp khó khăn, đặt hiệu quả cao hơn nếu không tiêm phòng. Đa số bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, người cao tuổi, người bị suy giảm miễn dịch như nhiễm HIV...
Ngược lại, trường hợp tiêm phòng lao rồi và không bị lây nhiễm thì khi tiếp xúc với người bị bệnh sau một thời gian vi trùng lao bị bất hoạt - không có khả năng gây bệnh.

Khi nào bệnh lao hết lây nhiễm?

Thông thường sau khoảng 2 tháng điều trị lao tốt, đúng theo phác đồ thì bệnh không còn khả năng lây nhiễm từ người sang người nữa. Tuy nhiên, vi trùng lao vẫn còn tồn tại trong cơ thể nên cần phải tuyệt đối tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị.
Cách tốt nhất để không bị lây nhiễm lao thì khi gia  đình không may có người mắc bệnh cần cho người bệnh ngủ riêng, không dùng chung bát đũa, đồ dùng sinh hoạt cá nhân. Phòng ngủ của người bệnh cần phải thông thoáng, sạch sẽ. Cần hết sức lưu ý không để trẻ nhỏ dưới 5 tuổi  tiếp xúc với mới bị lao.
Trường hợp bệnh lao nặng thì cần điều trị nội trú tại bệnh viện để được các bác sĩ theo dõi sát sao, tránh những biến chứng nguy hại có thể xảy ra.
Như vậy tiêm phòng lao rồi hoàn toàn vẫn có thể bị lây nhiễm. Nhưng mức độ bệnh nhẹ, nhanh khỏi và ít xảy ra biến chứng nguy hiểm hơn. Vì thế, cần hết sức chú ý, khi có các dấu hiệu như người mệt mỏi, ra mồ hôi trộm, ho kéo dài, sốt về chiều, chán ăn… thì cần đến cơ sở y tế, bệnh viện uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thời.
>> Xem thêm: https://viemphequan.net/

Đăng nhận xét

0 Nhận xét